Địa lý Mường Tùng

Xã Mường Tùng nằm ở đông bắc huyện Mường Chà, bắc tỉnh Điện Biên, có vị trí địa lý:

Xã Mường Tùng có diện tích 171,5 km², dân số năm 1999 là 3.100 người,[1] mật độ dân số đạt 18 người/km².

Địa hình

Xã có địa hình chủ yếu là núi cao. Tại điểm cực nam của xã có núi Địa Đồ với độ cao 1.610m.

Phía đông, dọc theo hai bên bờ dòng Nậm Lay là cánh đồng lúa nước tương đối bằng phẳng, chạy dài khoảng 2 km.

Sông ngòi

Mường Tùng là ngã ba sông của hai dòng Nậm HeNậm Lay là các chi lưu phía nam của sông Đà. Hai dòng suối này là nguyên nhân chính gây ra các trận lũ quét liên tiếp trong các năm 1990 - 1991, 1994, 1996, 2000 làm chết và bị thương hàng trăm người cùng hàng nghìn gia súc, gia cầm, cây trồng,... Điển hình nhất là trận lũ lịch sử trong 2 ngày 17, 18 tháng 8 năm 1996, với lượng mưa 258 mm, lũ bùn đá đã huỷ diệt gần hết thị trấn Mường Lay và một số vùng dân cư trong huyện, làm 54 người chết, 13 công sở, trường học, cửa hàng cùng hàng trăm nhà dân và ruộng vườn quanh thị trấn đã bị đất đá vùi kín. Nhiều tảng đá lớn đường kính 4 - 5m từ hai bên sườn núi trôi ra chắn ngang suối, bùn ngập các cánh đồng lúa, nhiều đoạn đường giao thông chính bị tắc nghẽn do sạt lở, làm cô lập hoàn toàn thị trấn.

Suối Nậm He chảy theo hướng tây- đông, lưu vực gần 300 km² hầu hết nằm trên địa bàn xã với độ dốc lớn. Tại hạ lưu, nhà máy thủy điện Nậm He đang được xây dựng với công suất lắp đặt 16 MW, điện năng bình quân trên 61 triệu MWh/năm do Công ty Cổ phần thủy điện Nậm He (Tổng công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư, sẽ được phát điện vào đầu năm 2014. Công trình thủy điện này sẽ làm thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế, xã hội của xã từ trước tới nay, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.

Suối Nậm Lay chảy theo hướng nam- bắc kết nối với sông Đà cách ngã ba sông Nậm He khoảng 10 km.

Khoáng sản

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản mỏ đồng Nậm He - Huổi Sấy cho Công ty Cổ phần Khoáng sản miền Bắc với tổng vốn đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng. Dự án này đã trở thành dự án lớn nhất trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ trước tới nay, mở ra nhiều triển vọng về khai thác tiềm năng khoáng sản. Hàng năm, Công ty sẽ đóng góp vào ngân sách 190 tỷ đồng.